Chuyên môn nghiệp vụ :: 12/11/2021

Người thành công có lối đi riêng

Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ Đại Nam thời nhà Nguyễn. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở trung châu miền Bắc Việt Nam, và lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và trong Chiến tranh Việt–Xiêm (1841–1845).

Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca ngất ngưởng” tự thuật về cuộc đời mình là người như thế. Đọc lại bài thơ chúng ta sẽ có đủ câu trả lời cho câu hỏi tổng hợp: người thành công cần có những yếu tố nào?

Đó trước hết là người có lý tưởng sống cao đẹp. Đó không phải kiểu người hèn yếu trong ca dao hài hước: “Làm trai cho đáng nên trai - Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng ” hay người đàn ông quẩn quanh: “Chồng người đi ngược về xuôi - Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”. Lý tưởng sống của Nguyễn Công Trứ gắn với tư tưởng Nho giáo hướng tới công danh, cả đời tập trung làm những việc lớn để lại sự nghiệp, làm những việc tốt để lại tiếng thơm. Nên khi mở đầu bài thơ có ý nghĩa như một bản tổng kết về cuộc đời mình ông đã khẳng định “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nghĩa là trong trời đất này các việc đều thuộc phận sự của ta. Ông cũng tự tin nói về mình “ông Hi Văn” đây là sự khác biệt với đa số người cùng thời ông khi giấu mình trong cái ta chung, trong cái vỏ hoặc là “hạ thần” hoặc thấp hơn nữa là “thảo dân”.

Tượng đài Nguyễn Công Trứ làm bằng đồng, đặt tại sân chính của Trường THCS Nguyễn Công Trứ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Cùng với ý thức về cá nhân là ý thức về tài năng và vai trò trách nhiệm của cá nhân với thời đại mình sống: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”. Ông đã xác định đúng cả khi là con người cá nhân và khi là con người công dân. Con người cá nhân tài năng, có thể yêu tự do nhưng không phải và không thể là tự do vô lối. “Vào lồng” là những trải nghiệm về những quy định trói buộc mà ông đã đi qua. Cuối bài thơ ông tự hào khẳng định “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” bởi một phần do ông một lòng trước sau là tôi trung “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”, luôn là người hiền mà “người hiền át làm sứ giả cho thiên tử”.

Cái quan trọng nhất với người thành công là thực tài. Cả quãng đời làm quan ông đã thể hiện tài năng ở nhiều lĩnh vực. “Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc Đông - Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng - Lúc bình Tây cờ đại tướng - Có khi về phủ doãn Thừa Thiên”.  Thù trong hay giặc ngoài, việc triều chính hay đánh dẹp biên ải, quân sự hay chính trị thậm chí kinh tế gắn với việc trồng cây đắp đê khai hoang lấn biển ông đều làm tốt, đã từng ở vị trí cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông hiện ra như người đàn ông đáng mơ ước: “Làm trai cho đáng nên trai - Xuống Đông Đông tĩnh lên Đoài Đoài yên”, đạt tới những mức nấc cuối cùng trong hướng đi của một trí thức phong kiến thành công “trị quốc bình thiên hạ”.

Người có thực tài có thể bị ngáng trở, chẳng thể thành công nếu nặng nề tư lợi. Nguyễn Công Trứ không như vậy. Ông không màng danh lợi, không nặng nề tư lợi, một lòng vì dân vì nước. “Đô môn giải tổ chi niên - Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”. Khi về hưu là khi ông thể hiện rõ mình là một vị quan thanh liêm. Không ồn ào cờ giong trống mở, không ngựa xe đón rước, chẳng ngại ngượng khi bình dị độc lạ cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa, không long trọng trong lễ vinh quy bái tổ, biết thừa dân gian sẽ thị phi. Biết rõ người không làm sẽ hay nói ông treo nơi đuôi bò cái mo cau như nhắn nhủ: này các vị bớt nói đi, nói mà chưa làm hoặc không làm thì nghe chối lắm, “thối lắm”. Tư tưởng của ông cũng như tư tưởng của những người thành công nổi tiếng khác luôn coi trọng thực lực, thực tế. Có lẽ không phải tự nhiên câu “Lí thuyết mầu xám chỉ có cây đời mãi xanh tươi” trở thành câu danh ngôn nổi tiếng vậy.

Đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Kim Sơn, Ninh Bình

Người thành công còn là người không vướng tục, vượt lên trên lẽ thường. Về hưu rồi Nguyễn Công Trứ thích loại hình nghệ thuật hát ả đào, hay đến chùa và khi đi chùa lại đi cùng những cô gái trẻ. Ông uống rượu nhưng uống rượu không phải để giải sầu, đi chùa không phải để cầu xin, đi cùng các cô gái trẻ không phải vì quan hệ nam nữ tùy tiện. Người thành công đã có lối đi riêng. Bụt cười và ông tự khẳng định “không vướng tục” là vì vậy. Khi làm quan thì tận hiến còn khi về hưu thì tận hưởng nhưng dù có hưởng thụ, dù rất yêu thích tự do, sống vô cùng phóng khoáng nhưng ông luôn giữ được mình, không đánh mất mình, không lạc lối.

Nguời thành công chắc chắn là người thái thượng, nghĩa là người thông thái bậc nhất, như ông già trong điển cố ông già mất ngựa. Người ta thường thích được sợ mất thích khen không muốn bị chê. Như thế là toan tính ích kỷ chỉ nghĩ cho mình và khi chỉ nghĩ cho mình là khi chúng ta bị cái tôi chủ quan lấn át. Mọi việc trong đời luôn có lí do để từ đó tạo nên kết quả hay hậu quả. Nhận thức rõ như thế Nguyễn Công Trứ trước được mất khen chê nhẹ nhàng đón nhận, đi trong dư luận đón nhận thị phi được mất luôn dễ chịu phơi phới như đi giữa trời xuân trong gió xuân.

Nguyễn Trãi là nhà nho ưu tú ở giai đoạn chế độ phong kiến phát triển hay Nguyễn Công Trứ là nhà nho tài tử ở giai đoạn chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng là những người đặc biệt thành công. Họ là những người khổng lồ, những nhân vật kiệt xuất, luôn là niềm tự hào của các thế hệ người Việt chúng ta. 

Trường - Văn phòng

Giáo dục ý thức học tập cho học sinh trường THPT Hiệp Hòa số 4 bằng phương pháp kể chuyện lịch sử

Cùng với môn học giáo dục công dân, bộ môn lịch sử cũng có ưu thế tham gia vào việc giáo dục đạo đức học sinh, trong đó có giáo dục ý thức học tập, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo cho học sinh.

Bản sắc văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam

Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn thờ Tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng dục cho mình. Đó là ý thức của người Việt về Tổ tiên, về cội nguồn mang giá trị nhân văn sâu sắc, được phát khởi từ mối thiện tâm trong mỗi con người và có sức lan tỏa rộng khắp trong mỗi gia đình, trong cộng đồng xã hội và đã trở thành một phong tục, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt Nam.

Hội thi “Vũ khúc sân trường”- “Nối vòng tay lớn” Trường THPT Hiệp Hòa số 4

Thực hiện công văn hướng dẫn của phòng công tác tư tưởng Sở giáo dục và Đào tạo Bắc Giang; kế hoạch chương trình hoạt động của BTV huyện đoàn Hiệp Hòa; chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên trường học của BCH Đoàn trường THPT Hiệp Hòa số 4, nhiệm kì 2017-2018; nhằm thiết thực chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XII; hướng tới kỉ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2018); kỉ niệm 87 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2018), ngày 5/2/2018, BCH Đoàn trường THPT Hiệp Hòa số 4 tổ chức Hội thi “Vũ khúc sân trường” – “Nối vòng tay lớn” năm 2018.

Giải mã thành công bí mật những tín hiệu vô tuyến lạ trong không gian vũ trụ

Các nhà thiên văn học quốc tế đã giải mã được bí ẩn của những tín hiệu vô tuyến lạ trong không gian khiến giới khoa học đau đầu trong suốt nhiều năm qua. Các tín hiệu vô tuyến bí ẩn FRB (Fast Radio Bursts) là những sóng ngắn nhưng xuất hiện rất nhanh, mạnh và biến mất chỉ trong chốc lát. Trong số đó tín hiệu FRB 121102 được coi là bí ẩn nhất khi nó chỉ xuất hiện khoảng vài mili giây rồi biến mất, nó được phát hiện nhờ kính viễn vọng Very Large Array thuộc sự quản lý Hiệp hội Khoa học Quốc gia Mỹ.