Nhà giáo :: 25/04/2021

Cô Nguyễn Thị Kim Chi - Tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác

Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương “tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác”, đó là cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi, một tấm gương tiêu biểu trong hoạt động tình nguyện của trường THPT Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam luôn là tấm gương sáng để mỗi con người Việt Nam phấn đấu noi theo.Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã có rất nhiều tấm gương tâm huyết, sáng tạo học tập và làm theo lời Bác trên khắp cả nước. Tất cả mọi người đều muốn đóng góp một phần công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và phát triển. Trong đó phải kể đến những thầy giáo, cô giáo mang trên mình sứ mệnh trồng người, những người không quản nhọc nhằn, vất vả vì học sinh thân yêu. Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương “tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác”, đó là cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi, một tấm gương tiêu biểu trong hoạt động tình nguyện của trường THPT Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc  Giang.

Cô Nguyễn Thị Kim Chi cùng các em học sinh trong chương trình “Đổi rác lấy cây xanh”

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi trở về quê hương công tác với mong muốn đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. Sau 4 năm công tác tại trường THPT Tân Yên số 2, đến năm 2011, cô chuyển công tác về trường THPT Hiệp Hòa số 4. Với tình yêu quê hương và niềm say mê nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người, cô Chi đã luôn nỗ lực hết mình trong công tác sư phạm, phối kết hợp với Hội đồng sư phạm nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động phong trào, tình nguyện của thầy và trò trường THPT Hiệp Hòa số 4.

Hoạt động tình nguyện của cố Chi cùng học sinh tại các trường học trên địa bàn

Không chỉ là một giáo viên nghiêm túc trong công việc, không ngừng học tập, phấn đấu nâng cao tình độ chuyên môn nghiệp vụ, Cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi còn là người cởi mở, gần gũi, luôn được đồng nghiệp, học sinh tin tưởng, quý trọng. Hơn nữa cô còn là người gương mẫu, nhạy bén trong các hoạt động phong trào, đặc biệt là hoạt động tình nguyện. Cô luôn đề cao tinh thần học tập và làm theo lời Bác, thực hiện tốt phương châm “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Bằng sự năng động và tâm huyết với phong trào tình nguyện, cô tích cực tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường thành lập các câu lạc bộ như câu lạc bộ Hành trình yêu thương, câu lạc bộ sách trong nhà trường.

Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học học sinh, cô đã cùng với câu lạc bộ Hành trình yêu thương của nhà trường phát động phong trào “Ngày thứ bảy xanh” và chương trình “Đổi rác lấy cây”. Cứ vào thứ 7 hàng tuần, cô cùng câu lạc bộ đã tổ chức các hoạt động thu gom, phân loại rác thải trong nhà trường. Để hoạt động lan tỏa sâu rộng trong học sinh, câu lạc bộ đã tuyên truyền, khuyến khích các chi đoàn đăng kí tham gia “Ngày thứ 7 xanh”. Hoạt động đã được các em học sinh ở các chi đoàn hưởng ứng rất nhiệt tình, theo đó giấy, chai nhựa, vỏ hộp sữa, pin cũ đã được các em thu gom, phân loại rất cụ thể và  gửi đi tái chế.

Hoạt động "Thứ bảy xanh" hằng tuần

Học sinh thu gom rác, phân loại, rửa sạch để gửi đi tái chế

Rác thải sau khi được phân loại, rửa sạch, được phơi khô trước khi chuyển tái chế

Đặc biệt, với vai trò là chủ nhiệm câu lạc bộ Hành trình yêu thương, cô Chi đã cùng các bạn học sinh thực hiện chiến dịch “Đổi cây xanh lấy vỏ hộp sữa và pin cũ đã qua sử dụng” với phương châm “Rác đã phân loại cũng là tài nguyên”. Hình thức tổ chức: mỗi tháng 1 lần. Số điểm tính quy chiếu như sau: 1 quả pin =1 điểm, 5 vỏ hộp sữa = 1 điểm và c10 điểm = 1 cây nhỏ, 18 điểm = 1 cây to với yêu cầu các bạn học sinh khi đổi cây hạn chế sử dụng túi nilon các loại, vỏ hộp sữa được rửa sạch phơi khô. Hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các em học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Em Nguyễn Thị Thu Cúc, học sinh lớp 10a4 hào hứng chia sẻ: “Dù mới vào trường THPT Hiệp Hòa số 4, cảm giác ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng sau đó em được tham gia vào các hoạt động của trường, đặc biệt là hoạt động của câu lạc bộ tình nguyện của cô Chi, em thấy bản thân mình thêm yêu trường, lớp, thấy được cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường sống quanh mình. Chương trình đổi rác lấy cây đã có sức lan tỏa rất lớn về ý thức bảo vệ môi trường tới các bạn học sinh và tất cả mọi người.”. Quả thực, sau 3 năm hoạt động, chương trình đã góp phần làm thay đổi thói quen, nhận thức của các em học sinh trường Hiệp Hòa số 4 về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, hoạt động này của cô và câu lạc bộ tình nguyện cũng  đã góp phần kết nối cộng đồng, giúp mọi người có thêm những thói quen tốt, những lối sống tích cực, từ đó hướng đến một môi trường giáo dục ngày càng xanh - sạch - đẹp hơn.

Đổi rác, pin cũ lấy cây

Không chỉ tâm huyết với hoạt động bảo vệ môi trường, cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi còn là một tấm gương sáng trong hoạt động thiện nguyện. Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, những ngày tháng 10 năm 2020, miền Trung oằn mình trong bão lũ. Tại một số tỉnh, thành như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, lũ đã lên cao mức kỷ lục so với đợt lũ lịch sử hàng chục năm trước đây, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Lũ đến mang theo những mất mát, đau thương nhưng chính trong thời khắc ấy chúng ta thấy được tình người sâu sắc khi từng giờ, từng ngày người dân cả nước luôn dõi theo, cùng hướng về miền Trung ruột thịt. Xót xa khúc ruột miền Trung đang gồng mình trong gian khó, cô Chi đã cùng câu lạc bộ thiện nguyện của trường phối hợp với các tổ chức thiện nguyện kêu gọi giáo viên, học sinh trường THPT Hiệp Hòa số 4 và trường THPT Tân Yên số 1 chung tay ủng hộ, quyên góp, hỗ trợ bà con vùng lũ. Sau đợt quyên góp, câu lạc bộ đã tiếp nhận được khoảng 5 tấn hàng gồm quần áo, lương khô, mì tôm, sách vở. Sau khi nhận được hàng hóa ủng hộ, câu lạc bộ đã phân loại, đóng gói cẩn thận và gửi vào điểm trường cấp 2,3 Dương Văn An, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Những hành động  của cô và câu lạc bộ thiện nguyện của nhà trường mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và có sức lan tỏa tấm lòng nhân ái, rộng khắp trong xã hội.

Vận động ủng hộ đồng bào vùng lũ Quảng Bình

Chưa dừng lại ở những hoạt động trên, là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, nhận thức được thực tế: cùng sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, sự lấn át của văn hóa nghe nhìn đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa đọc của các em học sinh. Cô chia sẻ: “Hiện nay, phần lớn các em học sinh khi cần bất cứ một thông tin gì là các bạn gõ vào trang tìm kiếm để lấy về, dẫn đến thói quen không đến thư viện, thờ ơ, lười đọc sách, lười tìm cho mình những cuốn sách hay, bổ ích cho môn học của mình và áp dụng vào kiến thức thực tiễn. Từ đó dẫn đến hệ lụy phụ thuộc vào thông tin trên mạng internet, nguồn thông tin đó không hệ thống, không rõ nguồn gốc. Vì vậy, việc tư duy và phương pháp học của học sinh trở nên thiếu khoa học và thiếu sáng tạo”. Từ thực tế đó, để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho mỗi học sinh và chung tay xây dựng một môi trường học tập tích cực, hiệu quả ở trường THPT Hiệp Hòa số 4, cô đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường thành lập “Câu lạc bộ Sách và Hành động” trong tháng 3 năm 2021. 

Góc đọc của Câu lạc bộ Sách và hành động

Hi vọng rằng, cùng với thư viện của nhà trường, cùng với hoạt động của câu lạc bộ Sách và Hành Động, sẽ có nhiều bạn học sinh vận dụng được kiến thức thông qua văn hóa đọc vào trong hoạt động học tập và thực tiễn cuộc sống.

Với những hoạt động thiết thực, ý nghĩa, đóng góp của cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi và câu lạc bộ Hành trình yêu thương đã được Chi bộ, Ban giám hiệu trường THPT Hiệp Hòa số 4 ghi nhận và đánh giá rất cao.

“Tâm huyết, nhiệt tình, tài năng, trách nhiệm, mẫu mực và hiệu quả” đó là lời nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp khi nhắc đến cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi. Ai đó đã từng nói: “Mỗi thầy cô giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác”. Tấm gương của cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi trong hoạt động phong trào, tình nguyện đã phản chiếu đến tâm hồn các em học sinh, lan tỏa đến tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên trường THPT Hiệp Hòa  số 4. Cô xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo lời Bác. 

Trường - Văn phòng

Bài viết chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11/ 2021

CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ KIM CHI-TẤM GƯƠNG TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO HỌC VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

Cô Nguyễn Thị Kim Chi - Tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác

Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương “tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác”, đó là cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi, một tấm gương tiêu biểu trong hoạt động tình nguyện của trường THPT Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Thầy giáo Nguyễn Đức Tập - người thầy tận tụy, hết lòng với công tác chuyên môn

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều người rất bình dị, khiêm tốn nhưng những cống hiến, nỗ lực của họ lại khiến cho chúng ta luôn khâm phụ, ngưỡng mộ. Đó là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Một người đồng nghiệp của tôi, thầy Nguyễn Đức Tập, tổ trưởng chuyên môn tổ Thể dục- Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Chi bộ Trường trung học phổ thông Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang, là một người như thế. Ở người tổ trưởng chuyên môn kỳ cựu ấy luôn cháy đỏ lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, bản lĩnh tuyệt vời của một giáo viên luôn tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, với công tác chuyên môn của mình.

Đề cương tuyên truyền

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập...

Lịch sử ý nghĩa ngày 8/3

Mỗi độ tháng ba về, trong không khí ấm áp của mùa xuân, chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung lại háo hức đón chào kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ. Đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp, khẳng định vai trò của những người phụ nữ trong xã hội và trong cuộc sống. Đồng thời ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang, biểu dương tinh thần, lực lượng của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trong công cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hoà bình dân chủ, sự tiến bộ của xã hội, cho quyền lợi và hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em.

Truyền thống tôn sư trọng đạo

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã vun đúc được những nét đẹp văn hóa thật đặc sắc. Trong những nét đẹp văn hóa ấy có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”- đề cao, tôn vinh vai trò, vị trí của người thày trong xã hội. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. “Tôn” là tôn vinh, kính trọng. “Sư” có nghĩa là thày, là người làm nghề dạy học. “Trọng” là coi trọng, đề cao. “Đạo” là đạo đức, lễ nghĩa, đạo của người học trò. Vậy “Tôn sư trọng đạo” có nghĩa là tôn vinh, đề cao và kính trọng người thày, người đã mang tri thức truyền dạy cho bao thế hệ, giúp ta thành công trên con đường học vấn; dạy ta đạo lí để ta hoàn thiện nhân cách, làm người có ích cho xã hội.

Phát huy truyền thống phụ nữ Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt và hào hùng. Trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu.Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp. Vì thế, phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, áp bức, đời sống nghèo khổ, cơ cực nên người phụ nữ Việt Nam có bản sắc, phong cách riêng. Họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của một dân tộc anh hùng.

Truyền thống hoạt động ngoại khóa

Bên cạnh việc dạy và học tập tại trường, trường rất chú trọng đến chương trình hoạt động ngoại khóa nhằm tạo ra môi trường cho học sinh thể hiện và phát triển tính cách cũng như phát huy tính sáng tạo và tinh thần tập thể của học sinh.

Ký ức thầy cô và mái trường

Tặng các thế hệ học sinh- Cô giáo Đỗ Thị Bảy - GV địa lý

Người thầy tuyệt vời

Mỗi khi tháng 11 về, trong cái se lạnh của những ngày vào đông, lòng tôi lại man mác nhớ về những người thầy cô thời cấp hai và cấp ba của mình.