Nhà giáo :: 05/10/2022

Vai trò của phụ nữ ngành giáo dục trong đại dịch covid-19

Dịch bệnh Covid 19 đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người dân, đặc biệt là phụ nữ, những người được coi là “phái yếu” nhưng lại phải vừa đảm đương công việc xã hội, vừa chăm lo cho gia đình. Đại dịch đã tạo thêm những rào cản mới, những khó khăn, bộn bề đè nặng lên đôi vai người phụ nữ vốn đã rất vất vả và nhiều lo toan. Đối với những người phụ nữ trong ngành giáo dục cũng vậy. Công việc giảng dạy, nhiệm vụ công tác cũng ngày càng đòi hỏi họ phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành. Công việc chăm sóc gia đình cũng khiến cho họ phải gồng mình gánh vác.

Năm học 2021- 2022 chưa bắt đầu được bao lâu thì đại dịch Covid -19 bùng phát trở lại, lây lan và diễn biến phức tạp nằm ngoài ý muốn của tất cả mọi người. Số lượng người nhiễm bệnh ngày một tăng. Không còn là những ca mắc ít ỏi trong cộng đồng mà dịch bệnh đã lan rộng trên khắp cả nước. Học sinh mắc covid, giáo viên mắc covid, nhiều trường học phải nghỉ học, học sinh không được đến trường, … . Việc tạm nghỉ học dài ngày do dịch bệnh đang là nỗi lo không chỉ của các bậc phụ huynh mà còn là sự buồn chán của các em học sinh khi không được đến lớp cùng bạn bè, thầy cô. Cuộc sống hàng ngày quẩn quanh trong gia đình với những trò chơi games, xem ti vi, học bài online.... Ở các gia đình, từ trẻ nhỏ đến các cụ già ai ai cũng phải gồng mình chống dịch. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống của tất cả mọi người đều bị đảo lộn. Các con lúc thì phải nghỉ dịch ở nhà học online, lúc lại vẫn phải đến trường học khi các nhà trường cũng đang vô cùng khó khăn vì vừa chống dịch vừa phải đảm bảo công tác dạy và học. Các gia đình lúc này đều phải chủ động thay đổi những thói quen sinh hoạt, ăn uống, vui chơi để phù hợp với thời điểm dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho thành viên trong gia đình. Vai trò của người phụ nữ vốn đã rất quan trọng trong mỗi gia đình thì nay trách nhiệm của chị em càng nặng nề hơn. Các chị em phải thường xuyên cập nhật kiến thức chăm sóc con cái đúng cách trong mùa dịch từ việc bổ sung khẩu phần ăn uống tăng sức đề kháng đến chăm sóc bệnh nhân nếu gia đình có người mắc bệnh. Ngoài ra, người phụ nữ phải luôn tạo bầu không khí tâm lý thoải mái trong gia đình. Các bà mẹ hướng dẫn các con tham gia hoạt động khi ở nhà như vệ sinh nhà cửa, chăm sóc cây cảnh, thú cưng... Ngoài thời gian học online, các mẹ cần hướng dẫn các con học bài, làm các bài tập, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh gửi bài cho cô giáo; hướng dẫn, nhắc nhở các con sử dụng thiết bị điện tử an toàn; không thò tay hoặc cho các vật dụng vào ổ điện,...Ngoài ra, các con cần tham gia vận động, lao động nhẹ nhàng, đi ngủ đúng giờ, đảm bảo đủ 8 tiếng, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe học tập.  Đồng thời, các chị em cũng phải phối hợp tốt với giáo viên của con để trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm khi các con học tập tại nhà.  Lúc này, cha mẹ là những người đồng hành cùng các con thích ứng với giai đoạn khó khăn, giúp con có thêm những kỹ năng trong cuộc sống, thêm tình yêu thương, gắn bó trong gia đình. Người mẹ trong mỗi gia đình gần gũi với con nhất, chăm sóc cho con từng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, từng giấc ngủ ngon và đồng thời chia sẻ, giải tỏa cho con những áp lực tâm lý mà con có thể gặp phải trong mùa dịch. Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc do vậy vào lúc này cần xây dựng gia đình trở thành pháo đài vững chắc, điểm tựa quan trọng trong phòng chống đại dịch Covid 19. Trong đó, sự chia sẻ, thấu hiểu và động viên lẫn nhau của từng thành viên gia đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ một lần nữa lại được khẳng định và phát huy.

Với những người phụ nữ trong ngành giáo dục trong bối cảnh Covid 19 bùng phát phức tạp, áp lực tinh thần và trách nhiệm công việc càng khiến cho “gánh nặng kép” trên vai phụ nữ trở nên nặng nề hơn. Hiện nay, tùy theo tình hình dịch bệnh, các nhà trường đang thực hiện việc dạy học trực truyến và trực tiếp linh hoạt với mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh đồng thời đảm bảo việc học tập của học sinh không bị gián đoạn. Để thực hiện tốt công việc giảng dạy của mình, các nữ cán bộ, giáo viên phải nỗ lực cố gắng rất nhiều. Để việc học trực tuyến, học online thực sự hiệu quả, đáp ứng mong muốn của các bậc phụ huynh với các nhà trường, các cô giáo đã phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để trao đổi kế hoạch, thống nhất đảm bảo các em học sinh học tập tại nhà đạt hiệu quả. Các cô giáo phải chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp. Giáo viên phải dành thời gian thiết lập các mối quan hệ, làm quen kết nối với học sinh và cha mẹ học sinh. Để các tiết học không nhàm chán và có chất lượng, giáo viên phải chuẩn bị các hoạt động dạy học, các video clip, các bài giảng sinh động phù hợp với học sinh.  Khi giảng dạy trên lớp, giáo viên nhà trường phải thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thông điệp 5K đồng thời phải thường xuyên nhắc nhở, quán triệt các em học sinh thực hiện tốt. Khi các em nghỉ học ở nhà học online, người giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên nắm bắt tình hình sức khỏe của các em học sinh, thực hiện báo cáo hàng ngày cho Ban giám hiệu nhà trường. Công việc sẽ bận rộn và mất nhiều thời gian của chị em phụ nữ khiến cho các chị em phải sắp xếp công việc khoa học, hợp lý. Có thể nói với tình hình dịch bệnh như hiện nay, mỗi người phụ nữ trong ngành giáo dục ngày càng vất vả và bận rộn. Nhưng với những phẩm chất chịu khó, đảm đang nhưng mạnh mẽ, tự tin của mình, chị em phụ nữ nhất định sẽ vượt qua khó khăn, áp lực của cuộc sống mà dịch bệnh mang lại để giữ gìn hạnh phúc và sự bình an cho mỗi gia đình đồng thời hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần tạo dựng, thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội.

Càng ngày vai trò của phụ nữ càng được coi trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những giai đoạn khó khăn bởi đại dịch như hiện nay thì vai trò của "phái yếu" lại càng được tô đậm và thể hiện mạnh mẽ. Mỗi gia đình không thể thiếu vắng người phụ nữ vì họ là những người mẹ, người vợ đảm đang, có tấm lòng nhân hậu, có trách nhiệm, có tình thương, sự hiểu biết, đức hy sinh, lòng vị tha nên họ luôn là những người “ thắp lửa cho mỗi gia đình”. Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19, họ còn là những chiến binh, những người luôn biết cách để bảo vệ cho gia đình, cho những người thân yêu được mạnh khỏe, an toàn.

Trong công việc của mình, mỗi cô giáo, mỗi nữ cán bộ của ngành giáo dục sẽ luôn là những người đi đầu trong trận tuyến chống dịch và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo tất cả các em học sinh được học tập trong điều kiện tốt nhất kể cả khi dịch bệnh có phức tạp ra sao.

 

Trường - Văn phòng

Bài viết chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11/ 2021

CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ KIM CHI-TẤM GƯƠNG TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO HỌC VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

Cô Nguyễn Thị Kim Chi - Tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác

Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương “tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác”, đó là cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi, một tấm gương tiêu biểu trong hoạt động tình nguyện của trường THPT Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Thầy giáo Nguyễn Đức Tập - người thầy tận tụy, hết lòng với công tác chuyên môn

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều người rất bình dị, khiêm tốn nhưng những cống hiến, nỗ lực của họ lại khiến cho chúng ta luôn khâm phụ, ngưỡng mộ. Đó là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Một người đồng nghiệp của tôi, thầy Nguyễn Đức Tập, tổ trưởng chuyên môn tổ Thể dục- Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Chi bộ Trường trung học phổ thông Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang, là một người như thế. Ở người tổ trưởng chuyên môn kỳ cựu ấy luôn cháy đỏ lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, bản lĩnh tuyệt vời của một giáo viên luôn tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, với công tác chuyên môn của mình.

Đề cương tuyên truyền

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập...

Lịch sử ý nghĩa ngày 8/3

Mỗi độ tháng ba về, trong không khí ấm áp của mùa xuân, chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung lại háo hức đón chào kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ. Đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp, khẳng định vai trò của những người phụ nữ trong xã hội và trong cuộc sống. Đồng thời ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang, biểu dương tinh thần, lực lượng của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trong công cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hoà bình dân chủ, sự tiến bộ của xã hội, cho quyền lợi và hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em.

Truyền thống tôn sư trọng đạo

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã vun đúc được những nét đẹp văn hóa thật đặc sắc. Trong những nét đẹp văn hóa ấy có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”- đề cao, tôn vinh vai trò, vị trí của người thày trong xã hội. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. “Tôn” là tôn vinh, kính trọng. “Sư” có nghĩa là thày, là người làm nghề dạy học. “Trọng” là coi trọng, đề cao. “Đạo” là đạo đức, lễ nghĩa, đạo của người học trò. Vậy “Tôn sư trọng đạo” có nghĩa là tôn vinh, đề cao và kính trọng người thày, người đã mang tri thức truyền dạy cho bao thế hệ, giúp ta thành công trên con đường học vấn; dạy ta đạo lí để ta hoàn thiện nhân cách, làm người có ích cho xã hội.

Phát huy truyền thống phụ nữ Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt và hào hùng. Trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu.Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp. Vì thế, phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, áp bức, đời sống nghèo khổ, cơ cực nên người phụ nữ Việt Nam có bản sắc, phong cách riêng. Họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của một dân tộc anh hùng.

Truyền thống hoạt động ngoại khóa

Bên cạnh việc dạy và học tập tại trường, trường rất chú trọng đến chương trình hoạt động ngoại khóa nhằm tạo ra môi trường cho học sinh thể hiện và phát triển tính cách cũng như phát huy tính sáng tạo và tinh thần tập thể của học sinh.

Ký ức thầy cô và mái trường

Tặng các thế hệ học sinh- Cô giáo Đỗ Thị Bảy - GV địa lý

Người thầy tuyệt vời

Mỗi khi tháng 11 về, trong cái se lạnh của những ngày vào đông, lòng tôi lại man mác nhớ về những người thầy cô thời cấp hai và cấp ba của mình.