Nhà giáo :: 05/12/2024

TỔ VẬT LÍ – CÔNG NGHỆ CN CHÀO MỪNG 42 NĂM NGÀY HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Hòa chung không khí hân hoan chào mừng 43 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), tổ Vật lí – Công nghệ CN trường THPT Hiệp Hoà số 4 đã tổ chức một chuỗi hoạt động chuyên môn ý nghĩa, nổi bật là đợt thao giảng với ba tiết dạy tiêu biểu. Mỗi tiết dạy mang 1 sắc thái riêng không chỉ thể hiện năng lực giảng dạy và đổi mới phương pháp, mà còn là cơ hội để học sinh trải nghiệm những giờ học sáng tạo, thú vị và giàu tính thực tiễn. Thông qua các bài giảng được chuẩn bị kỹ lưỡng, các thầy cô đã gửi gắm tình yêu nghề, lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm trong sự nghiệp trồng người cao quý.

Hoạt động thao giảng năm nay cũng là minh chứng cho sự gắn kết, phối hợp hiệu quả trong tổ Vật lí – Công nghệ CN. Mỗi tiết dạy không chỉ là bài học chuyên môn mà còn là sân khấu để sáng tạo và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.

Cô Nguyễn Thị Dung mang đến bài giảng về “sóng điện từ”. Bài học được tổ chức với nhiều hoạt động thú vị, trong đó nổi bật là phần kiểm tra kiến thức bằng các hình thức mới mẻ như trắc nghiệm trực tuyến. Những thắc mắc như "Tại sao sóng điện từ có thể truyền tín hiệu qua khoảng cách lớn?" hay "Ứng dụng của sóng điện từ trong cuộc sống hiện đại?" đã được giải đáp sinh động, kích thích sự tò mò và yêu thích của học sinh.

Thầy Tống Ngọc Thắng hướng dẫn học sinh khám phá “bài tập về định luật Boyle”. Tiết học kết hợp lý thuyết và thực hành, với nhiệm vụ yêu cầu học sinh tự thiết kế thí nghiệm nhỏ để minh họa mối quan hệ giữa áp suất và thể tích. Qua hình thức này, học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phát triển kỹ năng tư duy, khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Cô Hoàng Thị Quyên gây ấn tượng với bài giảng về “bản vẽ kỹ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật”. Bằng sự khéo léo và tận tâm, cô đã hướng dẫn học sinh hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của bản vẽ trong các ngành công nghiệp hiện đại. Học sinh được thực hành vẽ kỹ thuật trên giấy và phần mềm chuyên dụng, đồng thời trình bày và bảo vệ sản phẩm của mình trước lớp.

Đợt thao giảng không chỉ tôn vinh nghề giáo mà còn khẳng định vai trò quan trọng của tổ Vật lí trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Các bài giảng không chỉ truyền tải kiến thức mà còn khơi dậy niềm đam mê học tập, giúp học sinh hình thành tư duy khoa học, sáng tạo và chủ động. Đồng thời, đây cũng là dịp để giáo viên trong tổ giao lưu, học hỏi và hoàn thiện bản thân qua từng tiết dạy.

Một số hình ảnh nổi bật

 

Cô Dung khởi động giờ học  bằng một viedeo gây hứng thú bởi trước giờ học sinh chưa được biết đó chính là ứng dụng thực tế của sóng điện từ


Học sinh hào hứng tham gia kiểm tra bài bằng các ứng dụng công nghệ hiện đại.

Học sinh thiết kế nhiệm vụ sáng tạo trong giờ học.

Thuyết trình nhóm về ứng dụng sóng điện từ, mang đến nhiều góc nhìn mới mẻ, sáng tạo.

Học trò ứng dụng kiến thức mới vào thực tế


Toàn cảnh hoath động tích cực của học sinh giờ Công nghệ

Chuỗi hoạt động thao giảng của tổ Vật lí  - Công nghệ không chỉ tạo điểm nhấn trong phong trào thi đua chào mừng 20/11của nhà trường, mà còn để lại những dấu ấn đẹp đẽ trong lòng mỗi thầy cô và học sinh, góp phần làm nên một mùa tri ân thật ý nghĩa và đáng nhớ.

 

Trường - Văn phòng

Bài viết chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11/ 2021

CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ KIM CHI-TẤM GƯƠNG TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO HỌC VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

Cô Nguyễn Thị Kim Chi - Tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác

Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương “tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác”, đó là cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi, một tấm gương tiêu biểu trong hoạt động tình nguyện của trường THPT Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Thầy giáo Nguyễn Đức Tập - người thầy tận tụy, hết lòng với công tác chuyên môn

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều người rất bình dị, khiêm tốn nhưng những cống hiến, nỗ lực của họ lại khiến cho chúng ta luôn khâm phụ, ngưỡng mộ. Đó là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Một người đồng nghiệp của tôi, thầy Nguyễn Đức Tập, tổ trưởng chuyên môn tổ Thể dục- Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Chi bộ Trường trung học phổ thông Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang, là một người như thế. Ở người tổ trưởng chuyên môn kỳ cựu ấy luôn cháy đỏ lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, bản lĩnh tuyệt vời của một giáo viên luôn tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, với công tác chuyên môn của mình.

Đề cương tuyên truyền

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập...

Lịch sử ý nghĩa ngày 8/3

Mỗi độ tháng ba về, trong không khí ấm áp của mùa xuân, chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung lại háo hức đón chào kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ. Đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp, khẳng định vai trò của những người phụ nữ trong xã hội và trong cuộc sống. Đồng thời ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang, biểu dương tinh thần, lực lượng của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trong công cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hoà bình dân chủ, sự tiến bộ của xã hội, cho quyền lợi và hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em.

Truyền thống tôn sư trọng đạo

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã vun đúc được những nét đẹp văn hóa thật đặc sắc. Trong những nét đẹp văn hóa ấy có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”- đề cao, tôn vinh vai trò, vị trí của người thày trong xã hội. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. “Tôn” là tôn vinh, kính trọng. “Sư” có nghĩa là thày, là người làm nghề dạy học. “Trọng” là coi trọng, đề cao. “Đạo” là đạo đức, lễ nghĩa, đạo của người học trò. Vậy “Tôn sư trọng đạo” có nghĩa là tôn vinh, đề cao và kính trọng người thày, người đã mang tri thức truyền dạy cho bao thế hệ, giúp ta thành công trên con đường học vấn; dạy ta đạo lí để ta hoàn thiện nhân cách, làm người có ích cho xã hội.

Phát huy truyền thống phụ nữ Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt và hào hùng. Trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu.Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp. Vì thế, phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, áp bức, đời sống nghèo khổ, cơ cực nên người phụ nữ Việt Nam có bản sắc, phong cách riêng. Họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của một dân tộc anh hùng.

Truyền thống hoạt động ngoại khóa

Bên cạnh việc dạy và học tập tại trường, trường rất chú trọng đến chương trình hoạt động ngoại khóa nhằm tạo ra môi trường cho học sinh thể hiện và phát triển tính cách cũng như phát huy tính sáng tạo và tinh thần tập thể của học sinh.

Ký ức thầy cô và mái trường

Tặng các thế hệ học sinh- Cô giáo Đỗ Thị Bảy - GV địa lý

Người thầy tuyệt vời

Mỗi khi tháng 11 về, trong cái se lạnh của những ngày vào đông, lòng tôi lại man mác nhớ về những người thầy cô thời cấp hai và cấp ba của mình.