Nhà giáo :: 25/04/2021

Thầy giáo Nguyễn Đức Tập - người thầy tận tụy, hết lòng với công tác chuyên môn

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều người rất bình dị, khiêm tốn nhưng những cống hiến, nỗ lực của họ lại khiến cho chúng ta luôn khâm phụ, ngưỡng mộ. Đó là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Một người đồng nghiệp của tôi, thầy Nguyễn Đức Tập, tổ trưởng chuyên môn tổ Thể dục- Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Chi bộ Trường trung học phổ thông Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang, là một người như thế. Ở người tổ trưởng chuyên môn kỳ cựu ấy luôn cháy đỏ lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, bản lĩnh tuyệt vời của một giáo viên luôn tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, với công tác chuyên môn của mình.

Thày Nguyễn Đức Tập sinh ngày 25 tháng 7 năm 1978 tại thôn Cấm, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh bắc Giang trong một gia đình bố mẹ đều thuần nông, nhà có 4 anh chị em. Từ nhỏ, cậu bé Tập đã được đám bạn bè nể phục vì người nhỏ con nhưng rất khỏe và dẻo dai. Hầu hết các trò chơi dân gian và sau này là nhiều môn thể thao đòi hỏi phải có sức khỏe, sự nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai đều không làm khó được cậu.

Tốt nghiệp Đại học thể dục thể thao Từ Sơn- Bắc Ninh năm 2001với cú đúp chuyên ngành đào tạo là tấm bằng đại học loại khá (Đại học Sư phạm giáo dục thể chất và Cử nhân thể dục thể thao), thầy Tập được phân công về dạy ở trường trung học phổ thông Tứ Sơn- huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Trường cách nhà khoảng 55 km. Mặc dù trường cách nhà xa như vậy, thầy vẫn vui vẻ hoàn thành xuất sắc mọi công việc mà nhà trường giao cho, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thể dục thể thao. Trong 6 năm công tác ở một trường trung học phổ thông vùng sâu, vùng xa của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, thầy Tập đã bồi dưỡng rất nhiều em học sinh đạt nhiều thành tích trong nhiều môn thể dục thể thao như: Điền kinh, đá cầu, cầu lông, võ…. Thầy Tập nổi tiếng là một giáo viên thể dục đa năng, nghiêm túc, rèn luyện học sinh thể dục thể thao đạt hiệu quả cao. Khi huấn luyện cho học sinh thì vô cùng kỷ luật, nghiêm khắc nhưng trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày thì lại rất gần gũi, thân thiện với học sinh. Các em học sinh đều rất nể sợ thầy nhưng cũng rất quý mến người thầy giáo của mình như một người anh, người chú gần gũi và thân thiết. Chính vì vậy, khi được giao nhiệm vụ phụ trách, huấn luyện các em học sinh có năng khiếu thể dục thể thao luyện tập để thi đấu tại các giải đấu, thầy và trò cùng lăn lộn luyện tập nghiêm túc và hiệu quả. Sự chỉ bảo ân cần, nghiêm khắc của người thầy tận tuỵ đã khiến cho các em thấy mình phải tự giác luyện tập không thể lơ là, chủ quan.

Thầy Nguyễn Đức Tập (ngoài cùng bên phải) trong buổi lễ trao giải kéo co tỉnh Bắc Giang năm 2019

Đến năm 2007, thầy Tập được chuyển về Trường trung học phổ thông Hiệp Hòa số 4- huyện Hiệp Hòa- tỉnh Bắc Giang khi trường vừa mới thành lập được một năm. Khi đó trường chưa đông học  sinh, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn. Sân chơi, bãi tập, nhà đa năng của nhà trường còn chưa có. Thầy là một giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, rất nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc, đặc biệt là rất tâm huyết với sự nghiệp huấn luyện, bồi dưỡng các em học sinh có năng khiếu thể dục thể thao. Vợ thầy là một quân nhân, công tác trong ngành quân đội thuộc Kho K23- Cục kỹ thuật quân khu I nên luôn phải xa nhà. Vì thế, công việc nhà lại dồn lên người đàn ông trong gia đình. Mặc dù nhà cách xa trường khoảng 10 km, hai con trai còn nhỏ, nhưng thầy luôn vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Là một trong những giáo viên kỳ cựu, được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng của nhà trường trong nhiều năm liền nhưng lúc nào Ban giám hiệu cũng rất yên tâm và tin tưởng ở thầy. Trong con người thầy Tập, tinh thần trách nhiệm với công việc luôn được đặt lên hàng đầu. Lòng say mê nghề nghiệp, tình thương yêu đối với học sinh và đồng nghiệp luôn tỏa sáng. Thầy đã liên tục đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, được công nhận danh hiệu Giáo viên giỏi cấp tỉnh giai đoạn 2016-2019. Nổi bật nhất vẫn là thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi của thầy. Là người phụ trách đội tuyển thể dục thể thao của nhà trường, thầy Tập đã truyền đến học sinh niềm đam mê thể dục thể thao, tinh thần luyện tập bền bỉ, kiên trì. Những  giáo viên hay về cuối các buổi học mới thấu hiểu được sự nhọc nhằn của người thầy huấn luyện thể dục thể thao như thầy Tập. Khi sân trường nhá nhem tối là lúc thầy và trò cùng nhau luyện tập. 

Thầy Tập cùng các em trong đội tuyển kéo co của nhà trường

Thầy chỉ dẫn cho trò từng động tác kỹ thuật, cách giữ sức, lấy hơi, lấy đà, chạy nước rút về đích…vv. Đều đặn như vậy mỗi ngày thầy Tập kiên trì chỉ dạy cho học sinh bằng kinh nghiệm thi đấu của bản thân, bằng chuyên môn sâu rộng tích lũy qua nhiều năm được tập huấn. Sau mỗi kì thi thể dục thể thao, mọi người đều thấy thầy Tập gầy sọp đi bởi sự đầu tư thời gian, sức lực và lo lắng cho các em học sinh. Nhưng rồi, những phút giây khi biết tin các em trong đội tuyển đạt nhiều huy chương trong các kì thi, thầy Tập lại vô cùng hạnh phúc và rạng rỡ. Đơn giản chỉ là niềm vui vì công sức khổ luyện của thầy và trò đã được đền đáp. Tính đến nay, không biết bao nhiêu em học sinh đã đạt được huy chương, đạt giải cao trong các Hội khỏe phù đổng, trong các Hội thao TDTT đã được thầy Tập bồi dưỡng, hướng dẫn.

Thầy Tập được các em học sinh nâng bổng lên tại giải thi đấu kéo co


Ngoài công tác chuyên môn ở trường, thầy Nguyễn Đức Tập còn là một trọng tài có nhiều kinh nghiệm, một huấn luyện viên kỳ cựu khi tham gia bồi dưỡng đào tạo các thế hệ vận động viên của huyện nhà. Vừa phải đi dạy vừa tham gia công tác huấn luyện theo sự phân công và yêu cầu của huyện, thầy Tập vẫn luôn hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ song song nhờ sức khỏe dẻo dai và tinh thần hết lòng tận tụy với công việc. Ngay từ năm 2007, thầy đã mở lớp học võ dạy cho học sinh lứa tuổi từ tiểu học đến trung học phổ thông. Các lớp học võ của thầy càng ngày càng đông hơn. Phải tận mắt xem thầy Tập cùng các em học sinh tập võ mới thấy thực sự nể phục cách dạy của thầy. Thầy uốn nắn cho học sinh từng động tác, từng thế đứng, từng thần thái của con nhà võ. Các em đều rất kính trọng thầy và gọi thầy là ‘sư phụ”. Ngoài ra, thầy còn thường xuyên huấn luyện cho các vận động viên của huyện đi thi đấu ở nhiều môn thể thao. Chính vì thế, thày Tập đã được UBND huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang khen thưởng ba lần vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng vận động viên TDTT của huyện, đặc biệt là các môn như võ, kéo co, đẩy gậy và vật. Thầy Tập là “cây đa, cây đề” trong đội ngũ giáo viên thể dục của tỉnh. Khi cần có huấn luyện viên hoặc trong tài cho các giải TDTT cuả ngành, sở giáo dục và đài tạo lại được trưng tập về thành phố để công tác. Có những đợt huấn luyện phải kéo dài hàng tháng trời. Đã thế, hầu hết các môn thể thao thầy đều có chuyên môn nên những đợt đi làm việc như vậy rất thường xuyên, từ làm trọng tài các môn điền kinh, bóng đá cho tới cầu lông, kéo co, cờ vua…Bản thân thầy cũng nhiều lần thi đấu trong đội tuyển bóng đá, cầu lông, bóng chuyền của ngành giáo dục tỉnh nhà. Thầy cũng là một trong số những vận động viên nòng cốt, góp phần tạo nên những thành tích cao cho các giải phong trào thể dục thể thao của công nhân, viên chức, lao động ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang.

Thày Tập tham gia giải bóng đá CNVC- LĐ Tỉnh Bắc Giang năm 2020

Với sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, thầy Tập đã tạo nên bề dày thành tích đáng nể phục của bản than. Thày liên tục đạt được danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” 8 năm liền trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay. Đặc biệt, thầy Tập còn được nhận danh hiệu “Điển hình tiên tiến ngành giáo dục và đào tạo Bắc Giang giai đoạn 2011- 2015”. Những thành tích mà thầy có được không chỉ riêng các em học sinh các thế hệ mà nhiều đồng nghiệp cũng phải thầm ngưỡng mộ và khâm phục.

 Thầy đã tham gia giữ chức vụ Phó Bí thư chi bộ nhà trường, tổ trưởng chuyên môn tổ thể dục- quốc phòng an ninh nhiều năm liền. Điều đáng quý là dù ở cương vị nào, thầy vẫn luôn  giản dị, chân thành, tận tụy chỉ bảo dìu dắt lớp đàn em kế cận và bao học sinh thân yêu. Thầy quan tâm việc dự giờ các giáo viên trẻ, góp ý chân tình, cởi mở để giúp họ cùng tiến bộ. Trong công tác Đảng, thầy vẫn luôn tận tâm, nhiệt tình, bồi dưỡng thế hệ trẻ vào hàng ngũ của Đảng. Thầy luôn là người tích cực, gương mẫu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thầy Nguyễn Đức Tập (ngoài cùng bên phải) trong buổi lễ phát động ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân.

Được làm việc cùng thầy Tập, tôi đã học hỏi ở thầy rất nhiều về lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm với nghề, sự yêu thương học sinh và đồng nghiệp, đặc biệt là bản lĩnh làm việc “làm cho ra làm”.  Với lòng say mê và sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là lòng tận tâm, nhiệt huyết với sự nghiệp “trồng người”, thầy giáo Nguyễn Đức Tập thật xứng đáng là một giáo viên tiêu biểu trong ngành giáo dục tỉnh nhà và là tấm gương sáng để các giáo viên, học sinh học tập và noi theo./.
Trường - Văn phòng

Bài viết chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11/ 2021

CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ KIM CHI-TẤM GƯƠNG TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO HỌC VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

Cô Nguyễn Thị Kim Chi - Tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác

Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương “tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác”, đó là cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi, một tấm gương tiêu biểu trong hoạt động tình nguyện của trường THPT Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Thầy giáo Nguyễn Đức Tập - người thầy tận tụy, hết lòng với công tác chuyên môn

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều người rất bình dị, khiêm tốn nhưng những cống hiến, nỗ lực của họ lại khiến cho chúng ta luôn khâm phụ, ngưỡng mộ. Đó là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Một người đồng nghiệp của tôi, thầy Nguyễn Đức Tập, tổ trưởng chuyên môn tổ Thể dục- Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Chi bộ Trường trung học phổ thông Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang, là một người như thế. Ở người tổ trưởng chuyên môn kỳ cựu ấy luôn cháy đỏ lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, bản lĩnh tuyệt vời của một giáo viên luôn tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, với công tác chuyên môn của mình.

Đề cương tuyên truyền

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập...

Lịch sử ý nghĩa ngày 8/3

Mỗi độ tháng ba về, trong không khí ấm áp của mùa xuân, chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung lại háo hức đón chào kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ. Đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp, khẳng định vai trò của những người phụ nữ trong xã hội và trong cuộc sống. Đồng thời ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang, biểu dương tinh thần, lực lượng của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trong công cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hoà bình dân chủ, sự tiến bộ của xã hội, cho quyền lợi và hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em.

Truyền thống tôn sư trọng đạo

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã vun đúc được những nét đẹp văn hóa thật đặc sắc. Trong những nét đẹp văn hóa ấy có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”- đề cao, tôn vinh vai trò, vị trí của người thày trong xã hội. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. “Tôn” là tôn vinh, kính trọng. “Sư” có nghĩa là thày, là người làm nghề dạy học. “Trọng” là coi trọng, đề cao. “Đạo” là đạo đức, lễ nghĩa, đạo của người học trò. Vậy “Tôn sư trọng đạo” có nghĩa là tôn vinh, đề cao và kính trọng người thày, người đã mang tri thức truyền dạy cho bao thế hệ, giúp ta thành công trên con đường học vấn; dạy ta đạo lí để ta hoàn thiện nhân cách, làm người có ích cho xã hội.

Phát huy truyền thống phụ nữ Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt và hào hùng. Trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu.Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp. Vì thế, phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, áp bức, đời sống nghèo khổ, cơ cực nên người phụ nữ Việt Nam có bản sắc, phong cách riêng. Họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của một dân tộc anh hùng.

Truyền thống hoạt động ngoại khóa

Bên cạnh việc dạy và học tập tại trường, trường rất chú trọng đến chương trình hoạt động ngoại khóa nhằm tạo ra môi trường cho học sinh thể hiện và phát triển tính cách cũng như phát huy tính sáng tạo và tinh thần tập thể của học sinh.

Ký ức thầy cô và mái trường

Tặng các thế hệ học sinh- Cô giáo Đỗ Thị Bảy - GV địa lý

Người thầy tuyệt vời

Mỗi khi tháng 11 về, trong cái se lạnh của những ngày vào đông, lòng tôi lại man mác nhớ về những người thầy cô thời cấp hai và cấp ba của mình.