Nhà giáo :: 01/11/2021

Bài viết chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11/ 2021

CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ KIM CHI-TẤM GƯƠNG TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO HỌC VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

Thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã có rất nhiều tấm gương tâm huyết, sáng tạo học tập và làm theo lời Bác trên khắp cả nước. Tất cả mọi người đều muốn đóng góp một phần công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và phát triển. Trong đó phải kể đến những thầy giáo, cô giáo mang trên mình sứ mệnh trồng người, những người không quản nhọc nhằn, vất vả vì học sinh thân yêu. Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương “tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác”, đó là cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi, giáo viên trường THPT Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc  Giang.

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi trở về quê hương Bắc Giang công tác với mong muốn đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. Sau 4 năm công tác tại trường THPT Tân Yên số 2, năm 2011, cô chuyển công tác về trường THPT Hiệp Hòa số 4. Là một giáo viên  trẻ, có trình độ chuyên môn tốt, cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi luôn năng động, sáng tạo và tận tâm với nghề. Cô đã có rất nhiều thành tích trong sự nghiệp trồng người, được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh tin tưởng và yêu quý.

Là một giáo viên luôn nhạy bén, tâm huyết với các hoạt động phong trào, đặc biệt là hoạt động tình nguyện, từ năm học 2019- 2020, cô đã tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường thành lập câu lạc bộ (CLB) Hành trình yêu thương. Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học học sinh, cô đã cùng với câu lạc bộ phát động phong trào “Ngày thứ bảy xanh” và chương trình “Đổi rác lấy cây”. Cứ vào thứ 7 hàng tuần, cô cùng các em học sinh trong câu lạc bộ tiến hành các hoạt động thu gom, phân loại rác thải trong trường. Để hoạt động lan tỏa sâu rộng trong học sinh, câu lạc bộ đã tuyên truyền, khuyến khích các chi đoàn đăng kí tham gia “Ngày thứ 7 xanh”. Hoạt động đã được các em học sinh ở các chi đoàn hưởng ứng rất nhiệt tình, theo đó giấy, chai nhựa, vỏ hộp sữa, pin cũ đã được các em thu gom, phân loại rất cụ thể và  gửi đi tái chế.

Đặc biệt, với vai trò là chủ nhiệm câu lạc bộ Hành trình yêu thương, cô Chi đã cùng các bạn học sinh thực hiện chiến dịch “Đổi cây xanh lấy vỏ hộp sữa và pin cũ đã qua sử dụng” với phương châm “Rác đã phân loại cũng là tài nguyên”. Hình thức tổ chức: mỗi tháng 1 lần. Số điểm tính quy chiếu như sau: 1 quả pin =1 điểm, 5 vỏ hộp sữa = 1 điểm và cứ 10 điểm = 1 cây sen đá nhỏ, 18 điểm = 1 cây sen đá to với yêu cầu các bạn học sinh khi đổi cây hạn chế sử dụng túi nilon các loại, vỏ hộp sữa được rửa sạch phơi khô. Hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các em học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Em Nguyễn Thị Thu Cúc, học sinh lớp 11a4 hào hứng chia sẻ: “Được tham gia vào các hoạt động của trường, đặc biệt là hoạt động của câu lạc bộ tình nguyện của cô Chi, em thấy bản thân mình thêm yêu trường, lớp, thấy mình cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường sống quanh mình”. Quả thực, sau 3 năm hoạt động, chương trình đã góp phần làm thay đổi thói quen, nhận thức của các em học sinh trường Hiệp Hòa số 4 về các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, hoạt động này của cô và câu lạc bộ tình nguyện cũng đã góp phần kết nối cộng đồng, giúp mọi người có thêm những thói quen tốt, những lối sống tích cực, từ đó hướng đến một môi trường giáo dục ngày càng xanh - sạch - đẹp hơn.

Là một GV dạy môn Ngữ văn, nhận thức được thực tế HS ngày càng lười đọc sách và lệ thuộc vào thông tin trên mạng internet làm cho tư duy và phương pháp học thiếu khoa học và sáng tạo, tháng 3 năm 2021, cô đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường thành lập “Câu lạc bộ Sách” nhằm xây dựng, phát triển văn hóa đọc cho HS và xây dựng một môi trường học tập tích cực. Từ một số đầu sách do cô có, cái kệ tủ đựng sách cô mua tặng, cô đã kêu gọi và nhận được sự ủng hộ  rất lớn của các các thầy cô giáo và các em học sinh trong trường. Đến nay, tủ sách của Câu lạc bộ đã có khoảng hơn 300 đầu sách các loại, có nhiều sách và tư liệu quý phù

hợp cho hoạt động học tập của HS. Cùng với thư viện của nhà trường, hoạt động của CLB Sách đã giúp nhiều bạn HS vận dụng được kiến thức thông qua văn hóa đọc vào trong hoạt động học tập và thực tiễn cuộc sống.


Không chỉ nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động của các CLB, cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi còn là một tấm gương tiêu biểu trong hoạt động thiện nguyện. Những ngày tháng 10 năm 2020, miền Trung oằn mình trong bão lũ, tại một số tỉnh như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, lũ đã lên cao mức kỷ lục so với đợt lũ lịch sử hàng chục năm trước đây, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Lũ đến mang theo những mất mát, đau thương nhưng chính trong thời khắc ấy chúng ta thấy được tình người sâu sắc khi từng giờ, từng ngày người dân cả nước luôn dõi theo, cùng hướng về miền Trung ruột thịt. Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, cô Chi đã cùng câu lạc bộ thiện nguyện của trường phối hợp với một số tổ chức thiện nguyện khác kêu gọi giáo viên, học sinh chung tay quyên góp, ủng hộ bà con vùng lũ. Kết quả, câu lạc bộ đã tiếp nhận được khoảng 5 tấn hàng gồm quần áo, lương khô, mì tôm, sách vở. Sau khi nhận được hàng hóa ủng hộ, câu lạc bộ đã phân loại, đóng gói cẩn thận và gửi vào điểm trường cấp 2,3 Dương Văn An, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Những hành động của cô và câu lạc bộ thiện nguyện của nhà trường mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và có sức lan tỏa sâu rộng trong môi trường học đường và cộng đồng, được Chi bộ, Ban giám hiệu trường THPT Hiệp Hòa số 4 ghi nhận và đánh giá rất cao.

Đặc biệt trong những ngày tỉnh Bắc Giang phải chống chọi với “cơn bão covid-19”, là tâm dịch lớn của cả nước, Cô Chi cùng một số đồng nghiệp nữ đã may tặng khẩu trang vải gửi tặng cho Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang, bệnh viện huyện Hiệp Hòa, cán bộ, GV, HS trong trường với số lượng khoảng 5000 chiếc. Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2021, những tháng cao điểm bùng dịch covid- 19 trên địa bàn tỉnh, cô cùng với cán bộ giáo viên, các em học sinh trường THPT Hiệp Hòa số 4 và bà con lối xóm nơi cô sinh sống rất tích cực ủng hộ lương thực thực phẩm và một số các mặt hàng thiết yếu cho bà con tại một số vùng phong tỏa và khu cách li trên địa bàn tỉnh. Mặt hàng ủng hộ gồm: mì tôm, khoai lang, lạc, sữa, bí đỏ, rau tươi... được cô chế biến, đóng gói, vận chuyển để hỗ trợ các bác sĩ tuyến đầu phòng dịch của huyện Hiệp Hòa (quy ra tiền là 5.100.000 đồng), ủng hộ bà con trong khu cách li huyện Việt Yên (quy ra tiền là 5.855.000 đồng), và chuyển khoản 1.500.000 ủng hộ quỹ vácxin phòng chống covid- 19.  

Không chỉ tâm huyết với hoạt động phong trào, cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi còn rất sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm trong hoạt động chuyên môn của tổ Ngữ văn, tận tâm với học sinh trong quá trình học tập. Trước diễn biến phức tạp của dịch covid-19 trong tháng 5,6/2021, thời điểm “nước rút” ôn thi Tốt nghiệp THPT, hoạt động ôn tập không thể tiến hành trực tiếp trên lớp mà phải tiến hành dưới hình thức trực tuyến, cô và nhóm giáo viên dạy khối 12 của tổ Ngữ văn đã chủ động, nỗ lực khắc phục khó khăn, không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp để đem đến các tiết học online dễ hiểu, tương tác được nhiều nhất với HS, giúp các em hiểu bài nhanh nhất. Học sinh các lớp cô giảng dạy rất hứng thú, sôi nổi và nắm chắc kiến thức bài học. Cô chia sẻ: “Để học sinh có hứng thú học tập và tiếp thu bài hiệu quả, bản thân mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, tự nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tìm ra những cách thức dạy trực tuyến phù hợp với đối tượng học sinh. Riêng môn Văn với những đặc thù riêng cần chú trọng khâu thiết kế bài giảng cho sinh động, tăng cường dạy học tương tác bằng trả lời trực tiếp, thảo luận nhóm nhỏ trên Team, giao bài tập và chấm bài trực tiếp bằng google biểu mẫu hoặc qua phần mềm azota. Trong quá trình dạy học cần có hình thức khen thưởng khích lệ học sinh.”Ngoài những tiết ôn theo phân công của nhà trường, cô còn dành thời gian dạy rất nhiều tiết học miễn phí để củng cố, ôn tập, bồi dưỡng kiến thức cho HS trong cả 2 đợt thi TN THPT. Với sự sáng tạo, tận tâm, nỗ lực cố gắng, cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi cùng các cô giáo trong nhóm Văn lớp 12 của trường THPT Hiệp Hòa số 4 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ôn thi Tốt nghiệp THPT năm học 2020- 2021, nâng thứ hạng môn Ngữ văn của trường từ vị trí 31 lên 16/46 các trường trong tỉnh, tăng 15 bậc so với năm học trước.

 “Tâm huyết, nhiệt tình, sáng tạo, mẫu mực và hiệu quả” đó là lời nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp khi nhắc đến cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi. Ai đó đã từng nói: “Mỗi thầy cô giáo như ngọn nến đốt cháy mình để soi rọi cho người khác”. Tấm gương của cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi đã soi chiếu đến tâm hồn các em học sinh, lan tỏa đến tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên trường THPT Hiệp Hòa số 4. Cô xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo lời Bác. 

   .

Trường - Văn phòng

Bài viết chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11/ 2021

CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ KIM CHI-TẤM GƯƠNG TÂM HUYẾT, SÁNG TẠO HỌC VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

Cô Nguyễn Thị Kim Chi - Tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác

Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương “tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác”, đó là cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi, một tấm gương tiêu biểu trong hoạt động tình nguyện của trường THPT Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Thầy giáo Nguyễn Đức Tập - người thầy tận tụy, hết lòng với công tác chuyên môn

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta có nhiều người rất bình dị, khiêm tốn nhưng những cống hiến, nỗ lực của họ lại khiến cho chúng ta luôn khâm phụ, ngưỡng mộ. Đó là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Một người đồng nghiệp của tôi, thầy Nguyễn Đức Tập, tổ trưởng chuyên môn tổ Thể dục- Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Chi bộ Trường trung học phổ thông Hiệp Hòa số 4, huyện Hiệp hòa, tỉnh Bắc Giang, là một người như thế. Ở người tổ trưởng chuyên môn kỳ cựu ấy luôn cháy đỏ lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, bản lĩnh tuyệt vời của một giáo viên luôn tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, với công tác chuyên môn của mình.

Đề cương tuyên truyền

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập...

Lịch sử ý nghĩa ngày 8/3

Mỗi độ tháng ba về, trong không khí ấm áp của mùa xuân, chị em phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung lại háo hức đón chào kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ. Đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp, khẳng định vai trò của những người phụ nữ trong xã hội và trong cuộc sống. Đồng thời ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang, biểu dương tinh thần, lực lượng của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trong công cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hoà bình dân chủ, sự tiến bộ của xã hội, cho quyền lợi và hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em.

Truyền thống tôn sư trọng đạo

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã vun đúc được những nét đẹp văn hóa thật đặc sắc. Trong những nét đẹp văn hóa ấy có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”- đề cao, tôn vinh vai trò, vị trí của người thày trong xã hội. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. “Tôn” là tôn vinh, kính trọng. “Sư” có nghĩa là thày, là người làm nghề dạy học. “Trọng” là coi trọng, đề cao. “Đạo” là đạo đức, lễ nghĩa, đạo của người học trò. Vậy “Tôn sư trọng đạo” có nghĩa là tôn vinh, đề cao và kính trọng người thày, người đã mang tri thức truyền dạy cho bao thế hệ, giúp ta thành công trên con đường học vấn; dạy ta đạo lí để ta hoàn thiện nhân cách, làm người có ích cho xã hội.

Phát huy truyền thống phụ nữ Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt và hào hùng. Trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu.Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp. Vì thế, phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, áp bức, đời sống nghèo khổ, cơ cực nên người phụ nữ Việt Nam có bản sắc, phong cách riêng. Họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của một dân tộc anh hùng.

Truyền thống hoạt động ngoại khóa

Bên cạnh việc dạy và học tập tại trường, trường rất chú trọng đến chương trình hoạt động ngoại khóa nhằm tạo ra môi trường cho học sinh thể hiện và phát triển tính cách cũng như phát huy tính sáng tạo và tinh thần tập thể của học sinh.

Ký ức thầy cô và mái trường

Tặng các thế hệ học sinh- Cô giáo Đỗ Thị Bảy - GV địa lý

Người thầy tuyệt vời

Mỗi khi tháng 11 về, trong cái se lạnh của những ngày vào đông, lòng tôi lại man mác nhớ về những người thầy cô thời cấp hai và cấp ba của mình.